Wednesday, June 6, 2007

Phuong Tien...

Ý nghĩa của phương tiện trong Chơn lý Pháp hoa số 54
Thích Minh Thành Ph.D.
.

.
Đề tài “Giáo lý Khất sĩ và phương tiện” quá rộng đối với một bài viết hay một lần tìm hiểu về giáo lý Khất sĩ. Để giới hạn phạm vi, hướng đến độ chuyên sâu, bài này chỉ viết về ý nghĩa của phương tiện trong Chơn lý, đúng hơn là trong quyển Chơn lý Pháp Hoa số 54 (xem cước cước chú). Như vậy đây chỉ là một phần nhỏ của Giáo lý Khất sĩ liên quan tới phương tiện mà thôi.
Trong bộ Chơn lý 69 quyển, từ ‘phương tiện’ xuất hiện 54 lần theo bảng liệt kê từ ít đến nhiều dưới đây:
.
Chơn lý số 04: Thập nhị nhơn duyên: 1 lần
Chơn lý số 26: Chánh kiến: 1 lần
Chơn lý số 34: Chư Phật: 1 lần
Chơn lý số 40: Đi học: 1 lần
Chơn lý số 41: Đời đạo đức: 1 lần
Chơn lý số 56: Thờ phượng: 1 lần
Chơn lý số 57: Pháp chánh giác: 1 lần
Chơn lý số 60: Chơn như: 1 lần
Chơn lý số 61: Hòa bình: 1 lần
Chơn lý số 63: Đạo phật khất sĩ: 1 lần
Chơn lý số 66: Pháp học cư sĩ: 1 lần
Chơn lý số 05: Bát chánh đạo: 2 lần
Chơn lý số 06: Có và không: 2 lần
Chơn lý số 38: Nguồn đạo lý: 2 lần
Chơn lý số 52: Đại thái thức: 2 lần
Chơn lý số 23: Học chơn lý: 3 lần
Chơn lý số 50: Vô lượng cam lộ: 4 lần
Chơn lý số 53: Địa tạng: 5 lần
Chơn lý số 51: Quan Thế Âm: 11 lần
Chơn lý số 54: Pháp hoa: 12 lần
.
Tổng cọng: 54 lần
.
Những quyển Chơn lý lý giải những bộ kinh thông dụng nhất, phổ biến nhất, là những quyển đề cập đến từ ‘phương tiện’ nhiều lần nhất. Cụ thể, Chơn lý Pháp hoa dùng từ ‘phương tiện’ 12 lần. Kế đến là Chơn lý Quan Thế Âm 11 lần; Chơn lý Địa tạng 5 lần; Chơn lý Vô lượng cam lộ 4. Điều này cho thấy rằng thông thường cái gì muốn phổ biến thì cái đó phải ‘phương tiện’, dễ dùng, mọi người đều dùng được; ngược lại, cái gì tiện dụng, ai cũng dùng được thì cái đó sẽ phổ biến. Cũng cần cảnh giác rằng tiện dụng và phổ biến không có nghĩa là tốt nhất về mọi phương diện.
.

Chơn lý Pháp hoa số 54 chứa gần 6.000 từ viết liên tục không chia thành tiểu đề hay tiết mục, nên về mặt hình thức tương đối khó đọc. Vì vậy để tiện việc tra cứu khi chưa có những quy ước nào khác, quyển Chơn lý này được tạm chia thành 23 đoạn, đánh dấu từ số 1 đến số 23 kết hợp với vài ba chữ đầu của mỗi đoạn đặt trong ngoặc đơn; thí dụ: đoạn 1 (Trong Diệu pháp...) Khi đề cập đến nhiều đoạn thì dùng phương pháp kết hợp; thí dụ: ba đoạn đầu tiên (Trong Diệu pháp... Sở dĩ tôi... Khi thấy họ...)
.

Chơn lý Pháp hoa trong 3 đoạn đầu tiên (Trong Diệu pháp... Sở dĩ tôi... Khi thấy họ...) phản ánh hiện trạng rụt rè, xem mình thấp kém của những tâm thức nô lệ dù đang tu theo Phật. Đã nô lệ thì không thể tự tại, không thể tự khẳng định, và cũng không thể kham nhận việc dìu dắt, cứu độ chúng sinh. Chơn lý kể lại việc Đức Phật phóng quang về phương Đông, phô bày sinh động toàn cảnh bức tranh tiến hóa nhằm nêu rõ sự thật rằng ai cũng có thể đạt đến vị trí cao nhất, nấc thang cao nhất và nhắc nhở nhiệm vụ độ sinh của những người tu theo Phật. Điều thú vị là Đức Phật đã không dùng chữ nghĩa trừu tượng để miêu tả mà lại vận dụng phương pháp ‘trực quan sinh động’, phương pháp thính thị rất “hiện đại” và đầy ấn tượng làm phương tiện diễn bày ý chỉ: các pháp sắp nói ra đều là phương tiện. Chơn lý ghi lại rằng: ‘Ngài soi rõ ánh sáng như thế, tức là Ngài muốn sắp nói về phương tiện thiện xảo của trí huệ chư Phật Như Lai’[1]. Nói cách khác, toàn bộ những ngôn thuyết từ thời điểm đó về sau đều là phương tiện. Đoạn 4 (Khi ấy Di lặc...) ghi lại rằng ‘Ngài sẽ nói rõ, những giáo lý dạy lớp nhỏ xưa nay là phương tiện, là thiện xảo, là chỗ ở tạm, chỗ nghỉ chưn tạm, đó là pháp để tiến lên từng trình độ, chớ chưa phải rốt ráo’. Như vậy, những ngôn thuyết từ thời điểm đó về trước cũng chỉ là phương tiện thiện xảo mà thôi. Cũng nên ghi nhận thêm rằng trong Chơn lý từ phương tiện thường đi kèm với từ thiện xảo để trở thành một hợp từ: phương tiện thiện xảo. Đối nghịch lại với từ phương tiện là từ cứu cánh.
.

Kinh Pháp hoa xác định rằng mục đích của chư Phật ra đời là để khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến. Đoạn 7 (Về phẩm thứ...) lập lại ý trên; đồng thời thêm vào hương vị mới: Đồng nhất mục đích của chư Phật với mục đích của võ trụ, nói ‘Muïc ñích cuûa chö Phaät ra ñôøi, muïc ñích cuûa chôn lyù voõ truï, hoùa sanh chuùng sanh, laø ñeå taïo trí hueä Phaät cho taát caû, vì muoán cho taát caû ñeàu thaønh Phaät, ôû moät lôùp Phaät thöøa’. Đoạn này cũng nêu lên một số hình ảnh để làm ẩn dụ như: (1) nấc thang tiến hóa trong hệ thống giáo dục, trong đó cấp thấp nhất là học trò và cấp cao nhất là đốc học chỉ cho chúng sinh và Phật; (2) mặt bằng của gương sen để xiển dương sự bình đẳng, không thần quyền giai cấp; (3) các lô chân lông trong thân hình võ trụ để nói về lẽ sống chung, tất cả đều như anh em chỉ bảo cho nhau. (4) gò cao trủng thấp để chỉ cho sự khen chê, nguồn gốc của bất bình đẳng, của chiến tranh, xử phạt, tội khổ trong đời.
.

Đoạn 10 (Vậy nên...) đề cập đến từ phương tiện trong một góc độ mới liên quan đến ý: Trong 49 năm Phật không nói một lời, cho rằng do chúng sinh, vì chúng sinh mà Phật nói vậy thôi. Chơn lý có dụng ngữ riêng như sau: ‘Vậy nên Phật mà có nói pháp, là bởi tại chúng sanh người nghe, còn Phật mà không có nói pháp, là cũng tại chúng sanh người nghe, chớ không phải tại Phật. Cũng trong đoạn này, Chơn lý tỏ ra rất “đại thừa” khi nói: ‘đúng lý võ trụ, thì đời đã là cõi Phật rồi. Chúng sanh đã là chư Phật rồi, đó mới thật là chơn lý đạo đức vậy’. Những từ ‘đã... rồi’ này thường gây phân vân cho người đọc. Người đọc thông thường hiểu rằng ‘đã... rồi’ là phó từ chỉ cho chuyện quá khứ như hôm qua, tuần rồi, năm ngoái... Nói cách khác, ‘đã là chư Phật rồi’ hôm qua, tuần rồi hay năm ngoái, thì cửa phương tiện phải đóng lại, vì đã có cứu cánh rồi thì phương tiện là vô nghĩa. Những dụng ngữ Đại thừa chỉ thẳng như vậy khiến cho đa số phàm nhân học trò không hiểu. Chỉ thẳng như vậy để rồi phải tiếp tục tìm cách giải thích thêm mà thôi.
.

Đoạn 13 (Nơi đây...) cho rằng lý do phải dùng phương tiện là vì ‘cái diệu pháp nó ở ngoài cái lý trí phân biệt’ và đồng hóa cái diệu pháp này với trí tuệ của Phật. Đồng thời xác lập chỉ có một thừa là Phật thừa mà thôi. Đoạn 16 (Như thế...) nhận xét về trình độ định tâm của chúng sinh cũng như sức giữ giới của chúng sinh rất hạn chế ‘nên giáo lý của Ngài gọi là pháp, là phương tiện thiện xảo, là pháp để tập dạy trau tâm’. Điều thú vị là bản thân Diệu pháp liên hoa được biểu trưng bằng con mắt giữa nhưng vẫn là pháp phương tiện. Đến đây chúng ta có thể nhận ra rằng ngoài cách nhìn tiến hóa luận, Chơn lý còn có phong cách ‘quy nhất’. Khi bàn về Diệu pháp liên hoa thì tất cả các pháp Phật thuyết đều quy về Diệu pháp liên hoa, khi bàn về Địa tạng thì cũng theo cách ‘quy nhất’ tương tự.
.

Đoạn 18 (Quyển Diệu pháp...) xác định rằng quan trọng là hiểu được hai phẩm đầu của kinh Pháp hoa với nhận thức rằng Đức Phật ‘đem một cái chấp để đánh trừ một cái chấp’, và Phật dạy hóa bình đẳng cho mọi căn cơ ‘không bỏ bậc nào’.
.

Trên đây, người viết đã tìm hiểu tất cả những đoạn có chứa từ phương tiện trong Chơn lý Pháp hoa, và trong một chừng mực cố gắng lý giải, so sánh và làm sáng tỏ những ý tưởng chính cũng như những nét chung nhất của Chơn lý. Thuyết tiến hóa được dùng như khung sườn để lập thuyết và khi lập thuyết thì nghiêng về khuynh hướng quy nhất. Nhờ vậy, toàn bộ bức tranh giáo pháp đạt được độ chặt chẽ và nhất quán.
.

Người viết dù muốn phản ánh trung thực tất cả những điều mà Chơn lý truyền đạt nhưng tự biết không tránh khỏi những sơ sót hay có những nhận định chủ quan, kính mong chư tôn đức, huynh đệ, thân hữu và bạn đọc gần xa bổ chính cho.

.
[1] Tất cả những đoạn nằm trong dấu nháy ‘... ’ đều trích trực tiếp từ Chơn lý Pháp hoa số 54; theo cách đánh số cũ: từ Chơn lý số 1 đến Chơn lý số 69).

No comments: