Wednesday, June 6, 2007

...Vi Tru Tri

.
Trách nhiệm vị trụ trì trong thời kỳ hội nhập
(Tư liệu phục vụ các khoá bồi dưỡng Trụ trì, mùa An Cư Kiết Hạ PL. 2551 – 2007)
.

.
A.- VÀI NÉT KHÁI QUÁT:

Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường là đơn vị cơ sở của GHPGVN, là nơi nương tựa các mặt sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá tâm linh của người Phật tử. Cơ sở phát triển tốt thì nền tảng Giáo hội càng vững chắc; ngược lại cơ sở trì trệ thì nền tảng Giáo hội suy yếu. Từ đây, cho chúng ta thấy một điều rất rõ là trách nhiệm, năng lực của vị trụ trì là yếu tố căn bản góp phần trong việc xây dựng và phát triển đạo pháp trong lòng dân tộc.
.
B.- TRÁCH NHIỆM VỊ TRỤ TRÌ TRONG THỜI ĐẠI HỘI NHẬP:I.- Trách nhiệm vị trụ trì truyền thống:
Sứ mạng thiêng liêng của vị Tỳ kheo, vị Sa môn trong giáo pháp đức Phật là “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” (Thay mặt Phật, làm việc Phật). Đây cũng chính là trách nhiệm truyền thống của vị trụ trì đối với một cơ sở Tự viện, Tịnh xá . . .qua 3 phận sự trọng yếu:
.
1.- Tác Như Lai sứ – Hành Như Lai sự:
1.1.- Tác Như Lai sứ:
Thể hiện đầy đủ chức năng của giáo pháp, đem đạo vào đời. “Này chư Tỳ kheo, luôn luôn du hành vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”.
.
1.2.- Hành Như Lai sự:
Tự thân, tinh tấn, gương mẫu trong đời sống tu học – Thân giáo, Khẩu giáo, Ý giáo . . . đem đến sự an lạc, lợi ích thật sự cho chúng sanh và cuộc đời.
.
2.- Nội Hàm (Ứng xử các mặt bên trong nội tự)
2.1.- Phụng thờ ngôi Tam Bảo:
a) Trang nghiêm nơi thờ tự
b) Trang nghiêm khuôn viên Tam Bảo
c) Xây dựng cái mới, trùng tu cái cũ …
.
2.2.- Chăm sóc sự tu học của Tăng Ni trú xứ
a) Sự học
b) Sự tu tập, hành trì
.
2.3.- Tự thân nỗ lực tinh tấn, hằng ngày luôn tỉnh giác nâng cao sự tu học của chính mình.
* Thân, Khẩu, Ý ngày càng thuần tịnh hơn
.
2.4.- Mọi sinh hoạt tu học của bản tự luôn gắng bó truyền thống tu học “Giới – Định – Tuệ” và các định hướng của GHPGVN.
a) Bao gồm Tăng Ni trụ xứ và tín đồ
b) Các chương trình hoạt động của Giáo hội và Hệ phái
.
3.- Ngoại ứng: (Ứng xử các mặt bên ngoài)
Phận sự của vị trụ trì, chẳng những lo chu toàn các mặt liên hệ tự thân, các mặt liên hệ bên trong nội tự, bao gồm Tăng (Ni) Phật tử và khuôn viên ngôi Tam Bảo mà còn phải thể hiện tính cách ứng xử đối với chung quanh bên ngoài, điều này được gọi là ngoại ứng, có các điểm căn bản:
.
3.1.- Thể hiện đầy đủ các đức tánh không thể thiếu của một cơ sở tín ngưỡng đạo Phật:
của đạo đối với con người và cuộc đời: (a) Từ Bi; (b) Hỷ xả
.
3.2.- Thể hiện tinh thần hóa độ của đức Phật và chư Bồ Tát qua ý pháp lục độ:
a) Bố thí,
b) Trì giới,
c) Nhẫn nhục,
d) Tinh tấn,
e) Thiền định,
f) Trí tuệ.
.

3.3.- Làm cho đời cảm nhận được:
a) Đạo là bóng mát, là nơi nương tựa tinh thần của người có tín tâm.
b)Ngôi chùa, Tịnh xá … nơi thờ phượng biểu tượng Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo là nơi nương tựa vững chắc của niềm tin chánh pháp.
.
II.- Trách nhiệm vị Trụ trì trong thời đại hội nhập:
1.- Thể hiện tính khế cơ, khế lý của đạo Phật.
1.1.- Đạo Phật không tách rời căn cơ trình độ của chúng sanh, con người.
1.2.- Đạo Phật không tách rời lý tưởng sống của con người, của thời đại.
.
2.- Quy luật tương ứng của thế pháp và xã hội.
2.1.- Quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không của vũ trụ, không gian.
2.2.- Quy luật phát triển của thế giới nhân sinh, xã hội… tại từng mỗi quốc gia, mỗi quốc độ địa phương, gia đình và con người.
.
3. Những tương quan sinh – diệt của đạo và đời:
3.1.- “Cái này sinh, cái kia sinh; cái này diệt, cái kia diệt”
3.2.- Phát triển theo truyền thống
3.3.- Phát triển theo duyên sinh
.
III.- Tương quan Đời – Đạo . . . hội nhập cơ lý:
1.- Những bước tiến của xã hội để phục vụ sự sống vật chất, dân chủ văn minh và khoa học.
2.- Tính hội nhập cơ lý – phụng sự lợi ích nhân sinh qua tinh thần tự chủ, trí tuệ và thần thông tự tại hay giải thoát (xả ly).
.
C. Kết Luận:
Xã hội là pháp trần, luôn luôn đẩy mạnh những bước phát triển về mặt vật chất lên tầm cao mới để phục vụ đời sống của con người, trong vòng xoáy của vô thường sinh diệt. Đức Phật và đạo Phật đã thể hiện giới thiệu đầy đủ về những thành tựu và hư hoại, những nhân và quả của các pháp hữu vi (qua Khổ đế và Tập đế); đồng thời đức Phật và đạo Phật cũng đã vạch ra cho con người những phương pháp sống, tu tập để tự tìm lại chính mình, tự gạn lọc mọi nhiễm ô để tự thanh tịnh, giải thoát mọi khổ đau (qua Đạo đế và Diệt đế).
.
Chức năng của vị Trụ trì là “Trụ Pháp Vương Gia; Trì Như Lai Tạng” làm cho chánh pháp của chư Phật luôn luôn lưu trụ toả sáng hằng hữu trong đời.
.
Chân thành tri ân và kính mong chư Tôn đức Trụ trì luôn tự trân trọng vị trí, trách nhiệm thiêng liêng của vị Trụ trì đối với chánh pháp, con người và cuộc đời một cách tốt đẹp nhất./.
.
TX. Trung Tâm PL. 2551, Mùa ACKH Đinh Hợi 2007
TP. HCM, ngày 04 tháng 6 năm 2007
Giảng sư phụ trách,
.

HT. Thích Giác Toàn
(Phó Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN)
.

No comments: