.
Giáo lý Khất sĩ và Phương tiện
.
Sáng ngày 06 tháng 06, 2007, tại Tịnh Xá Trung Tâm, TT. Thích Giác Thường và TT. Thích Minh Thành đã triển khai đề tài: “Giáo Lý Khất Sĩ và Phương Tiện”.
.
TT. Giác Thường đã nêu lên 3 cấp độ của phương tiện gồm (1) cấp thấp nhất là cơ sở vật chất: chùa viện, phương tiện di chuyển, phương tiện thông tin và tiền bạc, có thể bao gồm luôn cả danh xưng, địa vị và học vị; (2) cấp giửa là những pháp môn cứu độ chúng sinh: cầu cúng, từ thiện, Phật thất, thiền thất, thiền tụng; và (3) cấp cao nhất là sở chứng nội tâm như các tầng thiền, các tầng định và các dạng trí tuệ do sự định tâm mang lại, do học hỏi hay tự trực cảm đạt ngộ. Nếu những phương tiện là vật chất cấp thấp nhất kích thích lòng tham của bản thân và của tha nhân thì phương tiện ở cấp giửa có thể làm phát sinh lòng tự tôn quá độ. Trong khi đó phương tiện ở cấp cao nhất những sở chứng nội tâm đặc biệt là những dạng thiền chứng an ổn tịch tĩnh thường khiến cho hành giả sinh tâm thụ động, an phận thủ thường.
.
TT. Giác Thường đã nêu lên 3 cấp độ của phương tiện gồm (1) cấp thấp nhất là cơ sở vật chất: chùa viện, phương tiện di chuyển, phương tiện thông tin và tiền bạc, có thể bao gồm luôn cả danh xưng, địa vị và học vị; (2) cấp giửa là những pháp môn cứu độ chúng sinh: cầu cúng, từ thiện, Phật thất, thiền thất, thiền tụng; và (3) cấp cao nhất là sở chứng nội tâm như các tầng thiền, các tầng định và các dạng trí tuệ do sự định tâm mang lại, do học hỏi hay tự trực cảm đạt ngộ. Nếu những phương tiện là vật chất cấp thấp nhất kích thích lòng tham của bản thân và của tha nhân thì phương tiện ở cấp giửa có thể làm phát sinh lòng tự tôn quá độ. Trong khi đó phương tiện ở cấp cao nhất những sở chứng nội tâm đặc biệt là những dạng thiền chứng an ổn tịch tĩnh thường khiến cho hành giả sinh tâm thụ động, an phận thủ thường.
.
Phương tiện là cái tất yếu vì vậy mà không thể không có phương tiện. Điều quan trọng là nhận thức được từng cấp độ phương tiện để tùy duyên vận dụng mà không chạy theo quá độ mà quên đi tông chỉ của Tổ sư Minh Đăng Quang là hướng đến trí tuệ, hướng đến cứu cánh giải thoát cho tự thân, song song với việc hóa độ tha nhân với tinh thần giải thoát như vậy.
.
TT. Minh Thành trình bày cái nhìn tổng quát về ý nghĩa của phương tiện trong bài Chơn Lý Pháp Hoa và bộ kinh Pháp Hoa. Trong đó, có những nét tương đồng và những nét khác biệt. Điều quan trọng là hành giả nhận ra những nguy hiểm của phương tiện và vật chất hiện đại, danh xưng và địa vị hiện đại. Một nguyên lý chung nhất cần được quán triệt là: “Sử dụng phương tiện càng nhiều thì sở chứng nội tâm càng ít.” Cần phải nhận thấy những hào nhoáng và những lợi ích thực dụng trước mắt của phương tiện nhưng cũng đừng quên mặt trái của nó. Đông thời vì tính tất yếu của phương tiện mà người tăng sĩ hiện tại không thể và cũng không cần từ bỏ “hóa thành thời đại”. Để trung thành với tông chỉ mà Tổ sư Minh Đăng Quang nêu lên, trung thành với ý nguyện hướng về mục đích cứu cánh mà phải cố gắng tìm thấy “bảo sở” đằng sau những danh lợi, vật chất mà “hóa thành thời đại” đang cung ứng. (bài và ảnh: Như Tân)
Phương tiện là cái tất yếu vì vậy mà không thể không có phương tiện. Điều quan trọng là nhận thức được từng cấp độ phương tiện để tùy duyên vận dụng mà không chạy theo quá độ mà quên đi tông chỉ của Tổ sư Minh Đăng Quang là hướng đến trí tuệ, hướng đến cứu cánh giải thoát cho tự thân, song song với việc hóa độ tha nhân với tinh thần giải thoát như vậy.
.
TT. Minh Thành trình bày cái nhìn tổng quát về ý nghĩa của phương tiện trong bài Chơn Lý Pháp Hoa và bộ kinh Pháp Hoa. Trong đó, có những nét tương đồng và những nét khác biệt. Điều quan trọng là hành giả nhận ra những nguy hiểm của phương tiện và vật chất hiện đại, danh xưng và địa vị hiện đại. Một nguyên lý chung nhất cần được quán triệt là: “Sử dụng phương tiện càng nhiều thì sở chứng nội tâm càng ít.” Cần phải nhận thấy những hào nhoáng và những lợi ích thực dụng trước mắt của phương tiện nhưng cũng đừng quên mặt trái của nó. Đông thời vì tính tất yếu của phương tiện mà người tăng sĩ hiện tại không thể và cũng không cần từ bỏ “hóa thành thời đại”. Để trung thành với tông chỉ mà Tổ sư Minh Đăng Quang nêu lên, trung thành với ý nguyện hướng về mục đích cứu cánh mà phải cố gắng tìm thấy “bảo sở” đằng sau những danh lợi, vật chất mà “hóa thành thời đại” đang cung ứng. (bài và ảnh: Như Tân)
.
No comments:
Post a Comment