Friday, November 23, 2007

Cuu tro mien trung


Ban Từ Thiện Tịnh Xá Trung Tâm - Quận Bình Thạnh

Thông báo

Để tiếp tục thực hiện công tác từ thiện nhằm giúp đỡ cho những đồng bào khó khăn trong cơn lũ lụt tháng 11 năm 2007 tại các tỉnh Miền trung vừa qua. Ban Từ Thiện TXTT sẽ tổ chức một chuyến đi thăm và tặng quà cho đồng bào lũ lụt tại các tỉnh : Bình Định - Quảng Ngãi - Quảng Nam - Thừa Thiên Huế, trong chuyến đi lần nầy dự kiến 3000 phần và dược phân bổ cho 4 tỉnh trên. Nếu thời tiết cơn bão số 7 diễn biến không ảnh hưởng đến các tỉnh miền trung thi Ban từ thiện TXTT sẽ khởi hành vào lúc 4h sáng ngày 27/11 đến 03/12/2007 đi thăm và tặng quà
Ban từ thiện TXTT kính xin Quí chư tôn đức tăng ni và quí phật tử gần xa trợ duyên cho Ban từ thiện thực hiện chuyến đi thành tựu tốt đẹp.
TXTT

Thursday, November 22, 2007

Cuu tro Mien Bac



Ban Từ Thiện Tịnh Xá Trung Tâm - Quận Bình Thạnh
---

Năm 2007 là một trong những năm bão và lũ lụt gây thiệt hại rất nhiều về tính mạng và vật chất đã làm cho đời sống đồng bào khó khăn cơ cực
Nhằm chia xẻ sự khó khăn trong cuộc sống sau cơn bão và lũ lụt tại các tỉnh Miền Bắc ( cơn bão số 5 ) . Ngày 30/10 đến ngày 9/11/2007 Ban từ thiện Tịnh Xá Trung Tâm Quận Bình Thạnh, do Hòa Thượng Thích Giác Toàn trụ trì TXTT hướng dẫn chư Tăng, Ni và qúy phật tử đi thăm và tặng quà cho đồng bào bão lụt tại các tỉnh: Hà Tỉnh - Nghệ An - Thanh Hóa và Ninh Bình, tổng số qùa trong đợt cứu trợ là 2000 phần và được phân bổ cho mỗi tỉnh 500 phần, phần qùa gồm có 1 bao thơ 100.000 đ vn, 10 kg gaọ, 1 thùng mì 30 gói và 1 cái mền, cái mùng mới. tổng kinh phí cho đợt cứu trợ 450 triệu đồng.

Bài và ảnh Minh Lộc.




Nuoc ngap trang dong


Uy lao mien trung


TT. thich minh loc huong dan pt di uy lao 4 tinh trung phan. So qua gom...

Sunday, September 16, 2007

Anh trao qua

. Ảnh TT Minh Lộc trao quà cho đồng bào


Uy Lao .......

.Tịnh Xá Trung Tâm Ủy Lạo Cao Nguyên
Cơn bão số 2 năm 2007 đã làm thiệt hại rất nhièu đồng bào các tỉnh, trong đó tỉnh Tỉnh Daknong và Tỉnh Daklak ởTây Nguyên là một trong những tỉnh bị thiệt hại rất nặng, đồng bào ở đây bị ngập lụt, mất hết lúa và hoa màu đời sống kinh tế hiện nay rất là khó khăn, thiếu đói trong và sau lũ
Nhằm chia sẻ với đồng bào đã bị cơn bão lụt vừa qua, ngày 15 và 16/09/2007 Ban Từ Thiện Tịnh Xá Trung Tâm, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh, do TT Thích Minh Lộc cùng chư Tăng Ni đã hướng dẫn quí Phật tử tại Thành Phố đi thăm và tặng quà cho đồng bị bão lụt tại Tinh Daknông và Tỉnh Daklak. Tại Huyện Daklong tỉnh Daknông doan da tặng 200 phần quà, Tại Huyện Krong A Na, Thị Trấn Buôn Trấp Tỉnh Daklak đoàn đã tặng 500 phần quà. Tong cong la 900 phan, mỗi phần quà trị giá 200.000 đ, Tổng giá trị tiền và quà
khoảng 140 triệu đồng .
Bài và anh: Minh Lộc.




Thursday, September 13, 2007

Thap Ngoc ...


.Bảo Tháp Ngọc Phật tại Tịnh Xá Trung Tâm
Số 21 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Quận Bình Thạnh
Tp Hồ Chí Minh

Wednesday, September 12, 2007

Ban tu thien...

Ban Từ Thiện Tịnh Xá Trung Tâm đi ủy lạo Cao Nguyên



Xin thông báo quí nhà hảo tâm Ban Từ Thiện Tịnh Xá Trung Tâm Quận Bình Thạnh sẽ tổ chức chuyến đi thăm và tặng quà cho đồng bào do cơn bão lut số 2 gây ra tại các tỉnh Tây Nguyên vào ngày 16 và 17 tháng 9 năm 2007. Đợt ủy lao lần nầy 700 phần, tại tỉnh Đatnong tặng 200 phần, tỉnh Đaklak tặng 500 phần, tổng giá trị tặng quà khoản 150 triệu đồng việt nam
Bài, Ảnh : Thích Minh Lộc
( Ảnh trên không phải để minh họa )

HINH ANH CHU TANG DI KHAT THUC HOA DUYEN THEO TRUYEN THONG HE PHAI KHAT SI VIET NAM







BIEU QUA TRUNG THU


Ngay 13/9/2007 phai doan tu thien Tinh Xa Trung Tam, Quan Binh Thanh, Tp HCM. HT Thích Giac Toan huong dan qui phat tu di tham tang qua cho dong bao ngheo va bieu banh Trung Thu cho cac em tai Nam Cat Tien, Tinh Lam Dong


Hoa Thuong Thich Giac Toan tang qua cho dong bao con bao so 2 tai Quang Binh va Ha Tinh


Tham va Tang qua dong bao con Bao so 2 tai Tinh Quang Binh va Ha Tinh

Qua con bao so 2 thang 8 vua qua da lam thiet hai rat nang ne tai cac tinh Miên Trung va Miên Bac, da lam cho dong bao kho khan trong cuoc song

Vao ngay 5/9/07 den ngay 11/9/07 Phai Doan Tu Thien Tinh Xa Trung Tam Quan Binh Thanh, Tp HCM di tham va tang 1000 phan qua cho dong bao do con bao gay ra tai 2 tinh Quang Binh va Ha Tinh . Tai Ha Tinh tang 600 phan, Quang Binh tang 400 phan, tong gia tri dot phat qua hon 200 trieu dong

Thich Minh Loc

Chu tang tham vieng

.
Ảnh kỷ niệm chư tăng đến thăm một cơ sở Phật Giáo Khất Sĩ tại Hoa Kỳ năm 2005
.


Thích Minh Lộc
.

Friday, August 24, 2007

Tinh Xa Ngoc Lien BL

.
Tịnh xá Ngọc Liên (Thị xã Bạc Liêu)
Thích Minh Thành Ph.D.
.


1. Nhân duyên kiến tạo
Trên con đường du phương hoằng hóa, năm 1952, Tổ sư Minh Đăng Quang đến tỉnh Bạc Liêu và dừng chân thuyết pháp trong những vườn cây ở những địa phương thuộc thị xã. Lúc bấy giờ Ông bà Dinh Song (tức ông Dương Lâm Thanh và bà Trần Thị Cối) vô cùng mến mộ Phật Pháp và phát tâm cúng dường khu đất 2 mẩu vốn là một vườn dừa cho đoàn du tăng Khất sĩ có nơi tu học và hoằng pháp. Thế là ngôi Tịnh xá Ngọc Liên được Tổ Sư trực tiếp chứng minh xây dựng năm 1952, rộng 10 m, hình bát giác bằng cây lá đơn sơ theo đúng ý tưởng của tổ sư: “...ở vườn rừng ...tịnh xá chỉ bằng tre lá, Phật xưa còn tịch nơi rừng, mà không ở núi non và thành thị”
[1] Hiện nay Tịnh xá Ngọc Liên tọa lạc tại: 43/168 Cao Văn Lầu, khóm 4, phường 2, thị xã Bạc Liêu.
.
2. Hai lần trùng tu
Sau hơn 20 năm ngôi tịnh xá theo thời gian đã dần dần hư mục nên Trưởng Lão Giác Như, Trị sự Giáo đoàn chứng minh và Thượng Tọa Giác Giới trực tiếp chủ trì công việc trùng tu lần thứ nhất vào năm 1973 và hoàn thành vào Rằm tháng 7 năm 1974. Rồi gần 30 năm nữa đã trôi qua, công trình trùng tu lần thứ hai được nhị vị Hòa thượng Giác Trang và Giác Nhường đồng chứng minh, Thượng tọa Giác Định trực tiếp thực hiện và đã hoàn thành vào mùng 8 tháng chạp năm Nhâm Ngọ 2003.
.
3. Những ý tưởng được thể hiện
Sau hai lần trùng tu, ngày nay ngôi chánh điện có phần nền móng bằng bê-tông cốt thép, phần trên bằng gổ quý và lợp ngói rất khang trang để làm nơi thờ phụng cúng kiến và truyền đạt những giáo lý hiền thiện, thanh cao cho cư gia bá tánh. Đặc biệt những am cốc của chư tăng vẫn giữ theo nếp cũ bằng cây lá, mộc mạc, đơn sơ dưới những bóng râm của những tàng dừa tươi mát. Ngoài cảnh trí u nhàn yên tĩnh, Tịnh xá Ngọc Liên còn có một vị trí phù hợp với những lời Phật dạy: “Một nơi hẻo lánh, không xa mà cũng không gần thành thị để những ai muốn, có thể đến dễ dàng, một nơi mát mẽ, ban ngày không đông đảo ồn ào, ban đêm yên tịnh...”
[2]. Tổ sư quan niệm rằng chốn vườn rừng là nơi trung đạo, rất thuận duyên thuận cảnh cho người có ý chí xuất gia tu tập tìm cầu chân lý nhất thể cao siêu mà vẫn không rời vạn duyên trần thế: “Kẻ ở trên non thì dư tinh thần mà thiếu vật chất còn người ở tại thành thị thì dư vật chất lại thiếu tinh thần... chỉ có kẻ sớm bước lên vườn rừng hoặc mau bước xuống vườn rừng... thong thả mà sống cả thân tâm, tinh thần vật chất không dư không thiếu... kêu là trung đạo Chánh đẳng của bậc giác ngộ, lẽ chánh giữa dung hòa, yên vui vắng lặng”[3]. Tịnh xá Ngọc Liên còn được một thắng duyên trong Phật Pháp là ngài Trưởng Lão Nhị Tổ Giác Chánh đã dừng chân tịnh dưỡng tham thiền tại đây hơn mười năm qua (1991 - 2002).
. .
4. Một dấu tích văn hoá
Tịnh xá Ngọc Liên là di tích của Tổ sư Minh Đăng Quang, một thể hiện của những ý tưởng nêu trên và có thể xem là tiêu biểu về mặt kiến trúc của hệ phái Khất sĩ, thành viên thống nhất trong lòng GHPGVN ngày nay. Đó là sự phối hợp giữa việc bất biến gìn giữ tinh thần thanh bần đơn giản cây ván đơn sơ của truyền thống với việc tùy duyên vận dụng phương tiện kiến trúc mới, thể hiện tính chất hài hòa với những phát triển của dòng lịch sử hiện đại.
.
[1] Xem Chơn Lý số 21: Chánh Pháp.
[2] Lời đức Phật dạy khi vua Bình Sa Vương có ý muốn chọn một khu đất để cúng dường cho Đức Phật và Tăng đoàn để có nơi lưu trú và hoằng hoá (Đức Phật và Phật Pháp, 1998, tr: 177).
[3] Xem Chơn lý số 9: Chánh Đẳng Chánh Giác.
.

Friday, June 15, 2007

To su Minh Dang Quang va thoi dai...

TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG VÀ THỜI ĐẠI CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO
Hành Vân


Trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào nữa đầu thế kỷ XX, Tổ Sư Minh Đăng Quang đã có cách đóng góp riêng qua việc thành lập một dòng đạo mới, kế thừa cả hai truyền thống lớn là Nam Tông và Bắc Tông. Thật ra, tổ sư với trực cảm nhạy bén đã chắt lọc tinh hoa của những truyền thống Phật giáo khác nhau, làm thành chất liệu xây dựng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam với những phương châm như: “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp – Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”, “Việt Nam đạo Phật không có phân thừa”, “Cái sống là phải sống chung – Cái biết là phải học chung – Cái linh là phải tu chung”...
.
Tổ sư đã có những thành tựu nổi bật như sau:
.
1. Thành lập Tăng đoàn: Tổ Sư đã thành lập được một Tăng đoàn Khất Sĩ và một Tăng đoàn nữ Khất Sĩ, sinh hoạt theo truyền thống của Phật tăng xưa (không giữ tiền, ăn ngọ, du phương hành đạo, trì bình khất thực). Sau khi Tổ Sư vắng bóng, hai Tăng đoàn này đã phát triển thành năm Tăng đoàn Khất Sĩ và ba Tăng đoàn nữ Khất Sĩ. Lễ Tự Tứ năm 1960 tại Vĩnh Bình, giáo hội có hơn 500 Tăng Ni (1).
.
2. Đào tạo Tăng tài: Tổ Sư đã đào tạo được một đội ngũ Tăng Ni Khất Sĩ, có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm duy trì và truyền bá Phật Pháp. Khi Tổ Sư vắng bóng, giáo hội đã có hơn 200 Tăng Ni (2).
.
3. Thiết lập hệ thống giới luật: Tổ Sư đã thiết lập một hệ thống giới luật Khất Sĩ hoàn chỉnh nhờ vậy mà việc tu tập cũng như các mặt sinh hoạt khác sớm đi vào nề nếp ổn định. Các bộ luật Khất Sĩ, giới bổn Tỳ Kheo, giới bổn Tỳ kheo Ni, giới Phật tử (thường gọi giới Bồ Tát), Bài học Sa Di (Môn Oai Nghi và Những Câu Chú Nguyện), Pháp Học Sa Di I (Kệ Giới, Mười Giới Tập Sự Sa Di, Tứ Y Pháp Trung Đạo...), Bài Học Khất Sĩ (Nghi Thức Thọ Trai...) và nghi thức tụng kinh đều được Tổ Sư biên soạn. Đặc điểm của hệ thống giới luật Khất Sĩ là ngắn gọn, dễ hiểu. Xin đơn cử một ví dụ: có cùng nguồn gốc từ Tứ Phần Luật Tỳ kheo, nhưng Giới Bổn Tăng Khất Sĩ chỉ có 21 trang, trong khi giới bổn Tỳ kheo do những vị khác biên soạn dài hơn 50 trang (3).
.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Khi còn sinh tiền, Tổ sư đã chứng minh cho đồng bào Phật tử xây dựng hơn 20 tịnh xá để làm cơ sở sinh hoạt, tu tập cho tứ chúng (4). Về sau, mô hình tịnh xá bát giác trở thành một nét kiến trúc đặc trưng của đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.
5. Biên soạn và sáng tác: bộ Chơn lý do Tổ sư biên soạn chứa đựng hầu hết những lập thuyết nền tảng của giáo lý Khất Sĩ. Bộ chơn lý có tất cả 69 bài, theo ý người viết, có thể phân thành hai phần là giáo lý căn bản (Giới-Định-Tuệ) và tư tưởng Minh Đăng Quang. Đầu thập niên 1970, chư tôn trưởng lão đại đệ tử Tổ Sư đã chia bộ chơn lý thành hai quyển:
- Chơn lý gồm 60 bài
- Luật Nghi Khất Sĩ gồm 9 bài, (thêm 114 Điều Luật Nghi Khất Sĩ).
Ngoài ra, Tổ sư còn biên soạn quyển Bồ Tát Giáo (hiện nay không lưu hành).
.
Trong thời gian tích cực hoằng pháp từ năm 1947 tới năm 1954, Tổ sư đã kiến lập hoàn chỉnh nền móng của đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, từ tư tưởng chủ đạo, đến hệ thống luật đạo, các pháp tu, kiến trúc đặc trưng, tổ chức Tăng đoàn, làm cho đạo Phật Khất Sĩ trở thành một dòng đạo độc lập với phong cách tu tập và hoằng hóa rất đặc thù.
.
Những người con Khất sĩ ngày nay đã và đang hết sức cố gắng để bảo vệ và phát huy tinh hoa của dòng đạo mà Tổ sư đã khai sáng, dù là Hệ phái Khất sĩ trong lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hay Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới do Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Giác Nhiên thành lập ở Hoa Kỳ.
.
1. Hàn Ôn, Minh Đăng Quang Pháp Giáo, Thành phố Hoà Chí Minh, Chúng Minh Đăng Quang tái bản lần hai, 2001, tr.36;
2. Sdd, tr.49;
3. Vấn đề này người viết sẽ giải thích kỹ trong một bài khác;
4. Sdd, tr.49.

Sunday, June 10, 2007

Tuyen ngon Duc Phat...

TUYÊN NGÔN ĐỨC PHẬT VÀO ĐỜI
.

.

+ Kính mừng ngày Đức Phật Đản sinh PL. 2550
(rằm/ 4/ Bính Tuất – 2006)
1.-
.
Từ hai ngàn sáu trăm ba mươi (2630) năm xưa
Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni vào đời
mang tình yêu chân lý
Ngài thương yêu con người,
thương yêu cuộc đời…
bằng trái tim bi trí,
với cả tâm lực đại từ
Ngài chỉ rõ cho con người phương cách
nhận ra nguyên nhân của sanh tử khổ đau!
Đồng thời,
Ngài cũng chỉ rõ cho con người phương cách biết tìm lại chính mình
Mà khởi đầu là tuyên ngôn ĐẢN SINH hy hữu:
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn
vô lượng sinh tử, ư kim tận hỹ”
.
2.-
Từng bước đi
Từng bước đi
Với tâm lực bi trí dũng
Từ cung trời đâu xuất
Ngài thị hiện vào đời
Thọ sinh vào hoàng cung
Làm Thái tử Sĩ Đạt Đa
Làm người con yêu quý của dòng họ Thích Ca.
Trong cung vàng điện ngọc
Với vợ đẹp con yêu
Với uy quyền danh dự
Với nhung lụa cao sang
Và từ đây,
Ngài chỉ rõ cho chúng ta,
cho con người trần thế
Thấy biết, nhân ra thế nào là sự trói buộc của tập đế
- nguyên nhân tạo ra mọi hậu quả của khổ đau.
Và cũng từ đây,
Ngài vạch ra cho chúng ta,
cho con người sự cảm nhận…
- tự biết quay về với chính mình, biết tư duy nhân ra
những gì thiện và ác do mình tạo ra, biết dừng lại,
không cho thân – khẩu – ý gây thêm tội lỗi, khổ đau.
Và cũng từ đây,
Từ ngai vàng ngôi báu dòng Thích Ca
Ngài vạch ra cho con người một hướng đi cao thượng.
.
Tự mình giác ngộ
- những hư huyễn phù phiếm của thế trần.
Tự mình biết nhận ra
- tham sân si… nơi thân và tâm của mình
là quyến thuộc của ma vương.
Tự mình biết nhận ra
- những cảm xúc của yêu thương, của danh vị
là những ảo giác của vô minh.
Và từ đây,
Giữa hoàng cung – nửa đêm mê mờ… bừng ngộ
- Tấm lòng thương yêu con người dâng cao
- Vầng hào quang trí tuệ dâng cao
- Tâm lực chí nguyện dũng mãnh dâng cao
Ngài rời hoàng cung,
Ngài từ bỏ tất cả…
Cưỡi ngựa kiềm trắc, vượt dòng sông A nô ma…
Nương thanh vắng đi tìm chân lý cho đời.
.
3.-
.
Bằng tâm lực bi trí dũng
Bằng cả tấm lòng thương yêu con người và cuộc đời
.
- 6 năm tìm cầu chân lý
- 6 năm thọ học từ các vị đạo sư
- 6 năm khổ hạnh rừng già
- 6 năm hoà nhập cảnh tịnh thiên nhiên
.
Cuối cùng,
- 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề
Ngài lần lượt chứng đắc, an trú quả vị
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đầu đủ thần thông.
(Qua sự thân chứng của tự thân, sau này Ngài đã chỉ rõ cho con người con đường và phương pháp diệt tận khổ đau, tu tập đưa đến thành tựu, an trú Niết Bàn).
.
4.-
.
Sau 45
* hoằng hoá độ sinh
Ngài dấn thân từ làng này sang làng khác
Từ quốc độ này sang quốc độ khác
Từ thành thị đến thôn quê
Từ phố xá náo nhiệt đến rừng vắng thanh u, thâm sơn cùng cốc…
Từ vua chúa cao sang đến trưởng giả triệu phú và thứ dân nghèo khó…
Không phân biệt nam nữ, ngữ ngôn…
Ngài tiếp độ mọi giai cấp, mọi thành phần…
hội đủ nhơn duyên quy ngưỡng về nương cội giác.
Ngài thành lập Giáo đoàn Tăng già
Quy tụ hằng ngàn vị thánh tăng chứng quả Thanh Văn A la hán,
Mà trong các kinh điển lưu truyền thường nêu danh tánh như các trưởng lão:
Ma ha Ca Diếp, Ma ha Ca Chiên Diên, Da Xá, Châu Lợi Bàn Đà, Xá Lợi Phất,
Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ly, Nan Đà, La Hầu La… v.v.
.
Đồng thời, sau đó một thời gian, do yêu cầu tha thiết của Tôn giả A Nan, Giáo đoàn Ni giới cũng được hình thành do Di mẫu Ma ha Ba xà Ba Đề dẫn đạo, trong đó Công chúa Gia Du Đà la và nhiều vị thánh Ni noi gương Đức Phật quyết tâm dấn thân hoằng hóa…
Trong hàng thánh Cư sĩ có:
Trưởng giả Cấp Cô Độc, Thái tử Kỳ Đà và tín nữ Vi sa kha (Tỳ Xá Khư) cùng nhiều vị tín tâm thâm sâu nhất tâm hộ trì Phật pháp.
.
Hàng Vua chúa có:
Bình Sa Vương, Ba Tư Nặc, A Xà Thế… và nhiều Hoàng hậu, Công nương… chí thành, chí kính… hướng về Tam bảo tín tâm tu học.
.
5.-
.
Sau 45 năm hoằng hoá độ sinh
Năm Đức Thế tôn tròn 80 tuổi
Đạo nghiệp viên thành
Ngài thị nhập Niết bàn dưới cội cây Sa la… thành Câu thi na.
Ngài an trú Pháp thân
- Xả bỏ huyễn thân
Hội nhập vô dư y Niết bàn vô lượng thọ… !
.
Đến nay giáo pháp tròn hai ngàn năm trăm năm mươi năm (2550)
Dù trải qua vô vàn suy thạnh
Vô vàn biến đổi của thời gian
Nhưng giáo pháp của Đức Thế tôn vẫn ngày ngày gieo thêm hạt mới.
Ánh đạo vàng Tăng già luôn sinh động
Tỏa hào quang tươi thắm khắp năm châu.
.
Ngày càng lan xa, lan xa…
Khắp quốc độ, khắp quê hương…
- Không phân biệt chủng tộc, màu da
- Không phân biệt ngữ ngôn, tập quán
.
Tất cả gặp nhau
Trong ánh sáng diệu kỳ
Tất cả gặp nhau
Trong giáo lý từ bi
Giúp con người khai nguồn chân lý
Giúp con người phá tan nghiệp thức vô minh
Giúp con người soi sáng tâm linh
.
Tự giác quay về chơn tánh pháp thân
Tâm là Phật, Phật là Tâm mầu nhiệm
Đạo quả Bồ đề Vô thượng thậm thâm.
.
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn
Vô lượng sinh tử… Ư kim tận hỹ!”
.
Bangkok – Tp. HCM, ngày 7 – 10/5/2006
.
TRẦN QUÊ HƯƠNG
.
* Theo thuyết Bắc tông cho rằng: Đức Phật du hoá độ sinh 49 năm mới nhập N. bàn.
.

Thursday, June 7, 2007

Tin 05: ...Tin nguong

.
Giáo lý Khất sĩ và tín ngưỡng
.

.
Sáng ngày 7 tháng 06, 2007, tại giảng đường Minh Đăng Quang, Hòa Thượng Thích Giác Giới đã triển khai đề tài: “Giáo lý Khất Sĩ và tín ngưỡng. Sau khi nêu lên những định nghĩa có trong các tự điển về hai từ “tín ngưỡng” và “tôn giáo”, Hòa Thượng khẳng định Phật giáo là một tôn giáo không có thần quyền, không chấp nhận năng lực chi phối định mệnh từ thần linh. Phật giáo nhìn vào bên trong cuộc sống, giúp con người thoát khỏi khổ đau. Nhìn lại lịch sử Ấn Độ thời Đức Phật, những quan niệm cho rằng tắm ở sông Hằng sẽ sanh thiên, lửa của tế tự sẽ đốt cháy mọi tội lỗi, tế vật sẽ được phước... không được đức Thế tôn chấp nhận. Nay, người khất sĩ nên giảm việc cúng tế, bớt chú trọng phần hình thức, tránh giới cấm thủ, sống theo chánh mạng, đề cao sự nổ lực tu tập từ nơi chính mình.
.
.
Chiều cùng ngày đã diễn ra lễ kết thúc những buổi họp mặt trao đổi kinh nghiệm trụ trì với sự chứng dự của chư tôn giáo phẩm hệ phái và quý tăng ni tham dự. Phật sự đã kết thúc tốt đẹp trong đạo tình của những người con chung trong ngôi nhà Khất sĩ.
.
.
(bài: Như Tân và Giác Duyên; ảnh: Minh Lộc)
.

Wednesday, June 6, 2007

...Vi Tru Tri

.
Trách nhiệm vị trụ trì trong thời kỳ hội nhập
(Tư liệu phục vụ các khoá bồi dưỡng Trụ trì, mùa An Cư Kiết Hạ PL. 2551 – 2007)
.

.
A.- VÀI NÉT KHÁI QUÁT:

Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường là đơn vị cơ sở của GHPGVN, là nơi nương tựa các mặt sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá tâm linh của người Phật tử. Cơ sở phát triển tốt thì nền tảng Giáo hội càng vững chắc; ngược lại cơ sở trì trệ thì nền tảng Giáo hội suy yếu. Từ đây, cho chúng ta thấy một điều rất rõ là trách nhiệm, năng lực của vị trụ trì là yếu tố căn bản góp phần trong việc xây dựng và phát triển đạo pháp trong lòng dân tộc.
.
B.- TRÁCH NHIỆM VỊ TRỤ TRÌ TRONG THỜI ĐẠI HỘI NHẬP:I.- Trách nhiệm vị trụ trì truyền thống:
Sứ mạng thiêng liêng của vị Tỳ kheo, vị Sa môn trong giáo pháp đức Phật là “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” (Thay mặt Phật, làm việc Phật). Đây cũng chính là trách nhiệm truyền thống của vị trụ trì đối với một cơ sở Tự viện, Tịnh xá . . .qua 3 phận sự trọng yếu:
.
1.- Tác Như Lai sứ – Hành Như Lai sự:
1.1.- Tác Như Lai sứ:
Thể hiện đầy đủ chức năng của giáo pháp, đem đạo vào đời. “Này chư Tỳ kheo, luôn luôn du hành vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”.
.
1.2.- Hành Như Lai sự:
Tự thân, tinh tấn, gương mẫu trong đời sống tu học – Thân giáo, Khẩu giáo, Ý giáo . . . đem đến sự an lạc, lợi ích thật sự cho chúng sanh và cuộc đời.
.
2.- Nội Hàm (Ứng xử các mặt bên trong nội tự)
2.1.- Phụng thờ ngôi Tam Bảo:
a) Trang nghiêm nơi thờ tự
b) Trang nghiêm khuôn viên Tam Bảo
c) Xây dựng cái mới, trùng tu cái cũ …
.
2.2.- Chăm sóc sự tu học của Tăng Ni trú xứ
a) Sự học
b) Sự tu tập, hành trì
.
2.3.- Tự thân nỗ lực tinh tấn, hằng ngày luôn tỉnh giác nâng cao sự tu học của chính mình.
* Thân, Khẩu, Ý ngày càng thuần tịnh hơn
.
2.4.- Mọi sinh hoạt tu học của bản tự luôn gắng bó truyền thống tu học “Giới – Định – Tuệ” và các định hướng của GHPGVN.
a) Bao gồm Tăng Ni trụ xứ và tín đồ
b) Các chương trình hoạt động của Giáo hội và Hệ phái
.
3.- Ngoại ứng: (Ứng xử các mặt bên ngoài)
Phận sự của vị trụ trì, chẳng những lo chu toàn các mặt liên hệ tự thân, các mặt liên hệ bên trong nội tự, bao gồm Tăng (Ni) Phật tử và khuôn viên ngôi Tam Bảo mà còn phải thể hiện tính cách ứng xử đối với chung quanh bên ngoài, điều này được gọi là ngoại ứng, có các điểm căn bản:
.
3.1.- Thể hiện đầy đủ các đức tánh không thể thiếu của một cơ sở tín ngưỡng đạo Phật:
của đạo đối với con người và cuộc đời: (a) Từ Bi; (b) Hỷ xả
.
3.2.- Thể hiện tinh thần hóa độ của đức Phật và chư Bồ Tát qua ý pháp lục độ:
a) Bố thí,
b) Trì giới,
c) Nhẫn nhục,
d) Tinh tấn,
e) Thiền định,
f) Trí tuệ.
.

3.3.- Làm cho đời cảm nhận được:
a) Đạo là bóng mát, là nơi nương tựa tinh thần của người có tín tâm.
b)Ngôi chùa, Tịnh xá … nơi thờ phượng biểu tượng Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo là nơi nương tựa vững chắc của niềm tin chánh pháp.
.
II.- Trách nhiệm vị Trụ trì trong thời đại hội nhập:
1.- Thể hiện tính khế cơ, khế lý của đạo Phật.
1.1.- Đạo Phật không tách rời căn cơ trình độ của chúng sanh, con người.
1.2.- Đạo Phật không tách rời lý tưởng sống của con người, của thời đại.
.
2.- Quy luật tương ứng của thế pháp và xã hội.
2.1.- Quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không của vũ trụ, không gian.
2.2.- Quy luật phát triển của thế giới nhân sinh, xã hội… tại từng mỗi quốc gia, mỗi quốc độ địa phương, gia đình và con người.
.
3. Những tương quan sinh – diệt của đạo và đời:
3.1.- “Cái này sinh, cái kia sinh; cái này diệt, cái kia diệt”
3.2.- Phát triển theo truyền thống
3.3.- Phát triển theo duyên sinh
.
III.- Tương quan Đời – Đạo . . . hội nhập cơ lý:
1.- Những bước tiến của xã hội để phục vụ sự sống vật chất, dân chủ văn minh và khoa học.
2.- Tính hội nhập cơ lý – phụng sự lợi ích nhân sinh qua tinh thần tự chủ, trí tuệ và thần thông tự tại hay giải thoát (xả ly).
.
C. Kết Luận:
Xã hội là pháp trần, luôn luôn đẩy mạnh những bước phát triển về mặt vật chất lên tầm cao mới để phục vụ đời sống của con người, trong vòng xoáy của vô thường sinh diệt. Đức Phật và đạo Phật đã thể hiện giới thiệu đầy đủ về những thành tựu và hư hoại, những nhân và quả của các pháp hữu vi (qua Khổ đế và Tập đế); đồng thời đức Phật và đạo Phật cũng đã vạch ra cho con người những phương pháp sống, tu tập để tự tìm lại chính mình, tự gạn lọc mọi nhiễm ô để tự thanh tịnh, giải thoát mọi khổ đau (qua Đạo đế và Diệt đế).
.
Chức năng của vị Trụ trì là “Trụ Pháp Vương Gia; Trì Như Lai Tạng” làm cho chánh pháp của chư Phật luôn luôn lưu trụ toả sáng hằng hữu trong đời.
.
Chân thành tri ân và kính mong chư Tôn đức Trụ trì luôn tự trân trọng vị trí, trách nhiệm thiêng liêng của vị Trụ trì đối với chánh pháp, con người và cuộc đời một cách tốt đẹp nhất./.
.
TX. Trung Tâm PL. 2551, Mùa ACKH Đinh Hợi 2007
TP. HCM, ngày 04 tháng 6 năm 2007
Giảng sư phụ trách,
.

HT. Thích Giác Toàn
(Phó Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN)
.

Phuong Tien...

Ý nghĩa của phương tiện trong Chơn lý Pháp hoa số 54
Thích Minh Thành Ph.D.
.

.
Đề tài “Giáo lý Khất sĩ và phương tiện” quá rộng đối với một bài viết hay một lần tìm hiểu về giáo lý Khất sĩ. Để giới hạn phạm vi, hướng đến độ chuyên sâu, bài này chỉ viết về ý nghĩa của phương tiện trong Chơn lý, đúng hơn là trong quyển Chơn lý Pháp Hoa số 54 (xem cước cước chú). Như vậy đây chỉ là một phần nhỏ của Giáo lý Khất sĩ liên quan tới phương tiện mà thôi.
Trong bộ Chơn lý 69 quyển, từ ‘phương tiện’ xuất hiện 54 lần theo bảng liệt kê từ ít đến nhiều dưới đây:
.
Chơn lý số 04: Thập nhị nhơn duyên: 1 lần
Chơn lý số 26: Chánh kiến: 1 lần
Chơn lý số 34: Chư Phật: 1 lần
Chơn lý số 40: Đi học: 1 lần
Chơn lý số 41: Đời đạo đức: 1 lần
Chơn lý số 56: Thờ phượng: 1 lần
Chơn lý số 57: Pháp chánh giác: 1 lần
Chơn lý số 60: Chơn như: 1 lần
Chơn lý số 61: Hòa bình: 1 lần
Chơn lý số 63: Đạo phật khất sĩ: 1 lần
Chơn lý số 66: Pháp học cư sĩ: 1 lần
Chơn lý số 05: Bát chánh đạo: 2 lần
Chơn lý số 06: Có và không: 2 lần
Chơn lý số 38: Nguồn đạo lý: 2 lần
Chơn lý số 52: Đại thái thức: 2 lần
Chơn lý số 23: Học chơn lý: 3 lần
Chơn lý số 50: Vô lượng cam lộ: 4 lần
Chơn lý số 53: Địa tạng: 5 lần
Chơn lý số 51: Quan Thế Âm: 11 lần
Chơn lý số 54: Pháp hoa: 12 lần
.
Tổng cọng: 54 lần
.
Những quyển Chơn lý lý giải những bộ kinh thông dụng nhất, phổ biến nhất, là những quyển đề cập đến từ ‘phương tiện’ nhiều lần nhất. Cụ thể, Chơn lý Pháp hoa dùng từ ‘phương tiện’ 12 lần. Kế đến là Chơn lý Quan Thế Âm 11 lần; Chơn lý Địa tạng 5 lần; Chơn lý Vô lượng cam lộ 4. Điều này cho thấy rằng thông thường cái gì muốn phổ biến thì cái đó phải ‘phương tiện’, dễ dùng, mọi người đều dùng được; ngược lại, cái gì tiện dụng, ai cũng dùng được thì cái đó sẽ phổ biến. Cũng cần cảnh giác rằng tiện dụng và phổ biến không có nghĩa là tốt nhất về mọi phương diện.
.

Chơn lý Pháp hoa số 54 chứa gần 6.000 từ viết liên tục không chia thành tiểu đề hay tiết mục, nên về mặt hình thức tương đối khó đọc. Vì vậy để tiện việc tra cứu khi chưa có những quy ước nào khác, quyển Chơn lý này được tạm chia thành 23 đoạn, đánh dấu từ số 1 đến số 23 kết hợp với vài ba chữ đầu của mỗi đoạn đặt trong ngoặc đơn; thí dụ: đoạn 1 (Trong Diệu pháp...) Khi đề cập đến nhiều đoạn thì dùng phương pháp kết hợp; thí dụ: ba đoạn đầu tiên (Trong Diệu pháp... Sở dĩ tôi... Khi thấy họ...)
.

Chơn lý Pháp hoa trong 3 đoạn đầu tiên (Trong Diệu pháp... Sở dĩ tôi... Khi thấy họ...) phản ánh hiện trạng rụt rè, xem mình thấp kém của những tâm thức nô lệ dù đang tu theo Phật. Đã nô lệ thì không thể tự tại, không thể tự khẳng định, và cũng không thể kham nhận việc dìu dắt, cứu độ chúng sinh. Chơn lý kể lại việc Đức Phật phóng quang về phương Đông, phô bày sinh động toàn cảnh bức tranh tiến hóa nhằm nêu rõ sự thật rằng ai cũng có thể đạt đến vị trí cao nhất, nấc thang cao nhất và nhắc nhở nhiệm vụ độ sinh của những người tu theo Phật. Điều thú vị là Đức Phật đã không dùng chữ nghĩa trừu tượng để miêu tả mà lại vận dụng phương pháp ‘trực quan sinh động’, phương pháp thính thị rất “hiện đại” và đầy ấn tượng làm phương tiện diễn bày ý chỉ: các pháp sắp nói ra đều là phương tiện. Chơn lý ghi lại rằng: ‘Ngài soi rõ ánh sáng như thế, tức là Ngài muốn sắp nói về phương tiện thiện xảo của trí huệ chư Phật Như Lai’[1]. Nói cách khác, toàn bộ những ngôn thuyết từ thời điểm đó về sau đều là phương tiện. Đoạn 4 (Khi ấy Di lặc...) ghi lại rằng ‘Ngài sẽ nói rõ, những giáo lý dạy lớp nhỏ xưa nay là phương tiện, là thiện xảo, là chỗ ở tạm, chỗ nghỉ chưn tạm, đó là pháp để tiến lên từng trình độ, chớ chưa phải rốt ráo’. Như vậy, những ngôn thuyết từ thời điểm đó về trước cũng chỉ là phương tiện thiện xảo mà thôi. Cũng nên ghi nhận thêm rằng trong Chơn lý từ phương tiện thường đi kèm với từ thiện xảo để trở thành một hợp từ: phương tiện thiện xảo. Đối nghịch lại với từ phương tiện là từ cứu cánh.
.

Kinh Pháp hoa xác định rằng mục đích của chư Phật ra đời là để khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến. Đoạn 7 (Về phẩm thứ...) lập lại ý trên; đồng thời thêm vào hương vị mới: Đồng nhất mục đích của chư Phật với mục đích của võ trụ, nói ‘Muïc ñích cuûa chö Phaät ra ñôøi, muïc ñích cuûa chôn lyù voõ truï, hoùa sanh chuùng sanh, laø ñeå taïo trí hueä Phaät cho taát caû, vì muoán cho taát caû ñeàu thaønh Phaät, ôû moät lôùp Phaät thöøa’. Đoạn này cũng nêu lên một số hình ảnh để làm ẩn dụ như: (1) nấc thang tiến hóa trong hệ thống giáo dục, trong đó cấp thấp nhất là học trò và cấp cao nhất là đốc học chỉ cho chúng sinh và Phật; (2) mặt bằng của gương sen để xiển dương sự bình đẳng, không thần quyền giai cấp; (3) các lô chân lông trong thân hình võ trụ để nói về lẽ sống chung, tất cả đều như anh em chỉ bảo cho nhau. (4) gò cao trủng thấp để chỉ cho sự khen chê, nguồn gốc của bất bình đẳng, của chiến tranh, xử phạt, tội khổ trong đời.
.

Đoạn 10 (Vậy nên...) đề cập đến từ phương tiện trong một góc độ mới liên quan đến ý: Trong 49 năm Phật không nói một lời, cho rằng do chúng sinh, vì chúng sinh mà Phật nói vậy thôi. Chơn lý có dụng ngữ riêng như sau: ‘Vậy nên Phật mà có nói pháp, là bởi tại chúng sanh người nghe, còn Phật mà không có nói pháp, là cũng tại chúng sanh người nghe, chớ không phải tại Phật. Cũng trong đoạn này, Chơn lý tỏ ra rất “đại thừa” khi nói: ‘đúng lý võ trụ, thì đời đã là cõi Phật rồi. Chúng sanh đã là chư Phật rồi, đó mới thật là chơn lý đạo đức vậy’. Những từ ‘đã... rồi’ này thường gây phân vân cho người đọc. Người đọc thông thường hiểu rằng ‘đã... rồi’ là phó từ chỉ cho chuyện quá khứ như hôm qua, tuần rồi, năm ngoái... Nói cách khác, ‘đã là chư Phật rồi’ hôm qua, tuần rồi hay năm ngoái, thì cửa phương tiện phải đóng lại, vì đã có cứu cánh rồi thì phương tiện là vô nghĩa. Những dụng ngữ Đại thừa chỉ thẳng như vậy khiến cho đa số phàm nhân học trò không hiểu. Chỉ thẳng như vậy để rồi phải tiếp tục tìm cách giải thích thêm mà thôi.
.

Đoạn 13 (Nơi đây...) cho rằng lý do phải dùng phương tiện là vì ‘cái diệu pháp nó ở ngoài cái lý trí phân biệt’ và đồng hóa cái diệu pháp này với trí tuệ của Phật. Đồng thời xác lập chỉ có một thừa là Phật thừa mà thôi. Đoạn 16 (Như thế...) nhận xét về trình độ định tâm của chúng sinh cũng như sức giữ giới của chúng sinh rất hạn chế ‘nên giáo lý của Ngài gọi là pháp, là phương tiện thiện xảo, là pháp để tập dạy trau tâm’. Điều thú vị là bản thân Diệu pháp liên hoa được biểu trưng bằng con mắt giữa nhưng vẫn là pháp phương tiện. Đến đây chúng ta có thể nhận ra rằng ngoài cách nhìn tiến hóa luận, Chơn lý còn có phong cách ‘quy nhất’. Khi bàn về Diệu pháp liên hoa thì tất cả các pháp Phật thuyết đều quy về Diệu pháp liên hoa, khi bàn về Địa tạng thì cũng theo cách ‘quy nhất’ tương tự.
.

Đoạn 18 (Quyển Diệu pháp...) xác định rằng quan trọng là hiểu được hai phẩm đầu của kinh Pháp hoa với nhận thức rằng Đức Phật ‘đem một cái chấp để đánh trừ một cái chấp’, và Phật dạy hóa bình đẳng cho mọi căn cơ ‘không bỏ bậc nào’.
.

Trên đây, người viết đã tìm hiểu tất cả những đoạn có chứa từ phương tiện trong Chơn lý Pháp hoa, và trong một chừng mực cố gắng lý giải, so sánh và làm sáng tỏ những ý tưởng chính cũng như những nét chung nhất của Chơn lý. Thuyết tiến hóa được dùng như khung sườn để lập thuyết và khi lập thuyết thì nghiêng về khuynh hướng quy nhất. Nhờ vậy, toàn bộ bức tranh giáo pháp đạt được độ chặt chẽ và nhất quán.
.

Người viết dù muốn phản ánh trung thực tất cả những điều mà Chơn lý truyền đạt nhưng tự biết không tránh khỏi những sơ sót hay có những nhận định chủ quan, kính mong chư tôn đức, huynh đệ, thân hữu và bạn đọc gần xa bổ chính cho.

.
[1] Tất cả những đoạn nằm trong dấu nháy ‘... ’ đều trích trực tiếp từ Chơn lý Pháp hoa số 54; theo cách đánh số cũ: từ Chơn lý số 1 đến Chơn lý số 69).

Tin 04: ...Phuong tien

.

Giáo lý Khất sĩ và Phương tiện

.
Sáng ngày 06 tháng 06, 2007, tại Tịnh Xá Trung Tâm, TT. Thích Giác Thường và TT. Thích Minh Thành đã triển khai đề tài: “Giáo Lý Khất Sĩ và Phương Tiện”.
.
TT. Giác Thường đã nêu lên 3 cấp độ của phương tiện gồm (1) cấp thấp nhất là cơ sở vật chất: chùa viện, phương tiện di chuyển, phương tiện thông tin và tiền bạc, có thể bao gồm luôn cả danh xưng, địa vị và học vị; (2) cấp giửa là những pháp môn cứu độ chúng sinh: cầu cúng, từ thiện, Phật thất, thiền thất, thiền tụng; và (3) cấp cao nhất là sở chứng nội tâm như các tầng thiền, các tầng định và các dạng trí tuệ do sự định tâm mang lại, do học hỏi hay tự trực cảm đạt ngộ. Nếu những phương tiện là vật chất cấp thấp nhất kích thích lòng tham của bản thân và của tha nhân thì phương tiện ở cấp giửa có thể làm phát sinh lòng tự tôn quá độ. Trong khi đó phương tiện ở cấp cao nhất những sở chứng nội tâm đặc biệt là những dạng thiền chứng an ổn tịch tĩnh thường khiến cho hành giả sinh tâm thụ động, an phận thủ thường.
.
.
Phương tiện là cái tất yếu vì vậy mà không thể không có phương tiện. Điều quan trọng là nhận thức được từng cấp độ phương tiện để tùy duyên vận dụng mà không chạy theo quá độ mà quên đi tông chỉ của Tổ sư Minh Đăng Quang là hướng đến trí tuệ, hướng đến cứu cánh giải thoát cho tự thân, song song với việc hóa độ tha nhân với tinh thần giải thoát như vậy.
.
TT. Minh Thành trình bày cái nhìn tổng quát về ý nghĩa của phương tiện trong bài Chơn Lý Pháp Hoa và bộ kinh Pháp Hoa. Trong đó, có những nét tương đồng và những nét khác biệt. Điều quan trọng là hành giả nhận ra những nguy hiểm của phương tiện và vật chất hiện đại, danh xưng và địa vị hiện đại. Một nguyên lý chung nhất cần được quán triệt là: “Sử dụng phương tiện càng nhiều thì sở chứng nội tâm càng ít.” Cần phải nhận thấy những hào nhoáng và những lợi ích thực dụng trước mắt của phương tiện nhưng cũng đừng quên mặt trái của nó. Đông thời vì tính tất yếu của phương tiện mà người tăng sĩ hiện tại không thể và cũng không cần từ bỏ “hóa thành thời đại”. Để trung thành với tông chỉ mà Tổ sư Minh Đăng Quang nêu lên, trung thành với ý nguyện hướng về mục đích cứu cánh mà phải cố gắng tìm thấy “bảo sở” đằng sau những danh lợi, vật chất mà “hóa thành thời đại” đang cung ứng. (bài và ảnh: Như Tân)
.

Tuesday, June 5, 2007

Tin 03: ...Phat trien

.
Giáo lý Khất sĩ và sự phát triển
.
.
.
Hôm nay, thứ ba ngày 05 tháng 06, 2007, tại giảng đường Minh Đăng Quang, Tịnh Xá Trung Tâm, TT. Thích Giác Pháp và TT. Thích Giác Nhân đã triển khai đề tài: “Giáo lý Khất sĩ và sự phát triển” với hai nội dung: (1) Phát triển là quy luật tất yếu của xã hội con người; và (2) Phát triển gắn liền với tôn chỉ của Tổ sư Minh Đăng Quang.
.
Phát triển là quy luật tất yếu vì phát triển là một biểu hiện của nguyên lý vô thường, vạn sự vạn vật đều phát triển theo những chiều hướng và những tốc độ khác nhau. Trong xã hội con người thì sự phát triển dựa trên những mối quan hệ nhiều cấp giữa con người với con người, một tổ chức với một tổ chức, giửa con người với thế giới tự nhiên.
.
Khi bàn đến vấn đề người Khất sĩ phải phát triển như thế nào để tiếp nối được tôn chỉ của Tổ sư Minh Đăng Quang thì 4 tiêu đề được đặt ra: (1) Xác định lại mục đích ra đời của đạo Phật Khất sĩ; (2) Giáo lý Khất sĩ trong thời kỳ hội nhập; (3) Các mặt phát triển thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: cá nhân, tập thể, cơ sở vật chất; và (4) Những điểm cần đặc biệt cảnh giác trong sự phát triển.
.
Bài nói chuyện tạm kết với việc nêu lên 3 nguyên lý của sự phát triển: (1) Chậm mà chắc; (2) Phát triển theo khuôn khổ, chừng mực; (3) Trì trệ, không phát triển là tự đàu thảy.
(bài: Thể Tân; ảnh: Minh Lộc)
.

Tin 02: Nhiem vu tru tri

.
Bài giảng mở đầu mùa An cư 2007
.

.
Ngày 04 tháng 06, 2007, tại giảng đường Minh Đăng Quang, Hòa Thượng (HT) Trụ Trì Thích Giác Toàn đã thuyết bài pháp đầu tiên của mùa Kiết hạ với đề tài: "Giáo lý khất sĩ và nhiệm vụ trụ trì trong thời kỳ hội nhập".
.
Trước hết HT trình bày những khái niệm căn bản về nhiệm vụ truyền thống của vị trụ trì như: Tác Như lai sứ, hành Như lai sự, Nội hàm ngoại ứng... Sau đó, HT triển khai những trách nhiệm của vị trụ trì trong thời kỳ hội nhập qua 3 phương diện chính: (1) Thể hiện tính khế cơ, khế lý của đạo Phật; (2) Quy luật tương ứng của thế pháp và xã hội; và (3) Những tương quan sinh diệt của đạo và đời.
.
Đồng thời, HT cũng nhắc nhở nhiệm vụ tu học song song với nhiệm vụ hoằng hóa và tham gia vào các công tác xã hội. Hòa thượng khích lệ tăng chúng tinh tấn hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ của người tăng sĩ, tự thân tu tập giới định tuệ ngang qua thân làm điều hiền thiện, khẩu nói lời hiền thiện, ý nghĩ những điều hiền thiện. Đồng thời phải thể hiện lòng từ bi của Bồ tát trong việc cứu trợ đồng bào, xoa dịu những nỗi đau khổ của những người kém may mắn, nạn nhân của thiên tai, nhân họa. Hòa thượng cũng không quên nhắc nhở tăng chúng nên học hiểu kỹ hiến chương của Giáo hội, nghị định của chính phủ để sống và hành đạo một cách phù hợp, hòa quyện vào sự nghiệp chung của Giáo hội của như của đất nước. (bài: Thể Tân; ảnh: Minh Lộc)
.

Thu ngo (dt)

.
Thư ngỏ (dự thảo)

Kính bạch chư tôn đức tăng ni, quý nhân sĩ Phật tử và thân hữu. Theo tinh thần buổi họp mặt ngày 08 tháng 01, 2006 tại Tịnh Xá Trung Tâm với sự chứng dự của chư Tôn đức hạnh phúc, chúng con tăng ni sinh tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài nước bắt tay vào việc thành lập nội san khất sĩ để trao đổi kinh nghiệm tu tập và nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến Khất Sĩ.
.
Số ra đầu tiên nhân dịp lễ Phật đản 2007 với đề tài là: “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp, Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Kính mong chư tôn đức tăng ni, quý nhân sĩ Phật tử và thân hữu đóng góp bài vỡ, tư liệu, hình ảnh, theo đề tài nêu trên. Xin gửi về trước ngày 10 tháng 05, 2007. Địa chỉ: Tịnh Xá Trung Tâm, số 21, đường Nguyễn Trung Trực, Phường 5, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
.
Chúng con kính xin chư vị quan tâm góp phần để Nội San Khất Sĩ càng ngày càng thêm phong phú, đậm đà hương vị giải thoát, lợi lạc quần sinh, báo ơn thầy tổ.
.

Tịnh Xá Trung Tâm, ngày 08 tháng 01, 2006
TM, Ban thư ký, Thích Minh Thành Ph.D.

.

Ban chứng minh:
HT. Thích Giác Nhường
HT. Thích Giác Giới
HT. Thích Giác Dũng
.
Chủ biên:
HT. Thích Giác Toàn

.

Ban thư ký:
Đ Đ. Thích Minh Thành Ph.D.
Đ Đ. Thích Giác Duyên Ph.D.
SC. Thích Nữ Tín Liên Ph.D.
SC. Thích Nữ Tuệ Liên Ph.D.
.

Đoc Chon ly 01: VTQ

.
Đọc Chơn lý: 01. Võ Trụ Quan
.


.
Thích Minh Thành Ph.D.
.

Trong tập Nội san số ra mắt đầu tiên này, Ban biên tập giới thiệu quyển Chơn Lý đầu tiên trong bộ Chơn Lý do chính tay Tổ sư Minh Đăng Quang biên soạn, và sẽ trở thành một chuyên mục: Đọc Chơn Lý.
.
Võ trụ quan là quyển chơn lý đầu tiên và có vị trí đặc biệt về nhiều phương diện. Về mặt hình thức văn pháp, đây là một tiểu luận dài gần 4000 từ được phân thành 10 tiểu đề hay tiết mục như sau:
.
1. Thể của võ trụ
2. Nhơn duyên của mỗi quả địa cầu
3. Hình thể quả địa cầu
4. Ánh sáng của quả địa cầu
5. Miếng đất đầu tiên trên quả địa cầu
6. Sự tiến hóa của nhân loại trên quả địa cầu
7. Sau khi quả địa cầu tan hoại
8. Chúng sanh trong võ trụ
9. Cái ta trong võ trụ
10. Chơn lý của võ trụ
.
Sau đây chúng ta bước đầu tìm hiểu nội dung từng tiểu mục
.
Tiểu mục 1: Thể của võ trụ gồm 3 đoạn.
Đoạn một nói về hình tướng của vũ trụ tròn tròn lớn nhỏ và tên gọi của võ trụ là ‘cái không không’[1] hay ‘vô minh’ vì ‘không thể biết được’. Đoạn hai nói về ý nghĩa giáo lý của hình tướng: tròn là không khổ, là chơn thiện và mỹ. Đoạn ba nói về sự vận động và những nguyên tố làm thành quả địa cầu gồm đất nước lửa gió; đối với nguồn gốc của quả địa cầu nói chung là ‘không thể biết được’.
.
Tiểu mục 2: Nhơn duyên của mỗi quả địa cầu
.
Chơn lý cho rằng sinh mệnh của quả địa cầu và của một con người đối với võ trụ thì không là gì cả. Về vấn đề nguyên nhân tiên khởi, Chơn lý nêu lên nguyên lý ‘Trong cái KHÔNG sẳn chứa cái CÓ’. Nguyên lý này có thể dùng để trả lời cho vấn đề nguồn gốc của quả địa cầu hay ‘nguyên nhân sinh hóa’ và được diễn giải như sau: ‘...trong không có hơi, trong hơi có nước, trong nước có đất, trong đất có lửa, trong lửa có gió, gió là hơi. Bốn thứ ấy nương sanh lấy nhau, làm thành cái Có ở trong cái Không, còn cái Không ở trong cái tự nhiên. Tự nhiên là hết nói luận! Đó là nói về sự.’ Như vậy, nguyên nhân tối hậu mà người ta còn ‘nói luận’ được chính là cái tự nhiên.
.
Triết học phương Tây khi tìm bản chất của thực tại là tìm cái chung nhất, trình bày chung nhất. Nhưng điều thú vị ở đây là Chơn lý có hai cách nói khác nhau dành cho hai phạm trù lý và sự. Câu ‘...cái Không ở trong cái tự nhiên’ là nói về sự. Còn về lý? Câu ‘...cái Không ở trong mỗi cái Có, cái Tự nhiên ở trong mỗi cái Không’ là nói về lý. Cái không và cái tự nhiên nối liền nhau trong Chơn lý khiến người đọc liên tưởng tới cái Không của Bát nhã và cái Tự nhiên của Lão tử; Đạo đức kinh có câu: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”. Đây là một lập thuyết phối hợp hay chỉ là một trùng hợp tình cờ là chuyện thuộc phạm vi nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Điều người đọc có thể ghi nhận bước đầu là: Kinh Bát nhã đặt trọng tâm nơi cái Không mà không đề cập đến cái Tự nhiên; Đạo đức kinh đặt trọng tâm nơi cái tự nhiên mà ít bàn đến cái không; Chân lý nối kết cái không và cái tự nhiên lại với nhau trong mối tương quan: cái này nằm trong cái kí. Hẳn nhiên đây là một sáng tạo mang nét riêng của Tôn sư.
.
Theo triết học phương Tây thì sự tan hoại và sinh mới lại của quả địa cầu nằm trong sự vận hành chung của võ trụ hay của thái dương hệ. Chơn lý có cách nhìn biệt lập hơn và miêu tả đời sống riêng của từng cá nhân mỗi địa cầu theo vòng tròn: tiêu hoại rồi sanh hóa trở lại. Tương tự, khoa học cho rằng nguồn lực làm cho quả địa cầu lăn xoay và di chuyển là do cú “hích” đầu tiên (Big Bang) kết hợp với lực hấp dẫn của các thiên thể với nhau, ngược lại, Chơn lý cho rằng sở dĩ quả địa cầu lăn xoay và di chuyển là ‘bởi sức lửa mạnh bên trong’ và ‘có trớn là xoay mãi’.
Cuối tiểu mục, Chơn lý nhắc lại năng lực nhận thức rất hạn chế của con người và thân phận của quả địa cầu và của con người nói chung là... “không là gì cả” đối với võ trụ.
.
Tiểu mục 3: Hình thể quả địa cầu
Nói về sự biến chuyển về hình dáng của quả địa cầu từ trái bí rợ sang trái cam và cuối cùng là quả trứng gà. Đoạn còn lại của tiểu mục dùng ẩn dụ nói sự tương quan giữa thân thể một em bé và của quả địa cầu về phương diện thể chất lẫn tâm thức. Qua đó lần đầu tiên Chơn lý giới thiệu những khái niệm căn bản của một dạng tiến hóa như đất, nước, lửa, gió, người, trời, Phật...
.
Tiểu mục 4: Ánh sáng của quả địa cầu
Nói về ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, sao, núi, người, thú; qua đó gợi lên đạo lý của ánh sáng, hay dạng ánh sáng lý tưởng, cụ thể là dạng ánh sáng ‘trụ rất gần trên đỉnh đầu’ của ‘bực thanh tịnh có trí huệ, đủ đức tánh, không có chi xao động’. Ở đây, Chơn lý còn nêu lên một quan niệm rất bao quát mà người đọc cần chú ý là: ‘Hể vật chi có lửa là có hào quang, có lửa là có sống, có cử động, có màu sắc, tướng hình, linh và biết’. Vì mức độ bao quát quá lớn của quan niệm, đụng chạm đến quá nhiều vấn đề vật lý học cũng những triết học như vấn đề cử động và màu sắc, vấn đề linh và biết... nên người viết tạm thời để nguyên như vậy mà không bàn luận xa hơn.
.
Một điều thú vị là khoa học thiên văn chỉ nói đến đường xích đạo cắt ngang giửa quả địa cầu, trong khi Chơn lý đề cập đến hai đường khác nhau là Xích đạo cắt ở phía trên và Bạch đạo cắt ở phía dưới.
.
Tiểu mục 5: Miếng đất đầu tiên trên quả địa cầu
Xác định Hy-mã-lạp-sơn là rún của địa cầu, từ đó phân chia và nói về đặc điểm vật lý cũng như tên gọi của các khu vực Đông Tây Nam Bắc. Hy-mã-lạp-sơn được xem là ‘miếng đất đầu tiên’ với nhiều tên gọi khác nhau, có vị trí trung tâm về nhiều phương diện vật chất cũng như tâm linh, cụ thể là ‘nơi phát sanh cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật, trước nhất kêu là rún đạo’
Cuối tiểu mục, Chơn lý xác định thời gian biểu của lịch trình tiến hóa và kết luận 3000 năm có một vị Phật. Điểm này và rất nhiều điểm khác đều nằm trong dạng tồn nghi. Mục đích ở đây chỉ là ghi nhận và nếu có thể là làm sáng tỏ; việc biện luận đúng sai hay, “cưởng ngôn[2]” hay có ý tứ nào khác, đều không thuộc phạm vi của bài viết.
.
Tiểu mục 6: Sự tiến hóa của nhân loại trên quả địa cầu
Chơn lý khai triển chi tiết hơn mô thức tiến hóa đã giới thiệu ở tiểu mục 3, chia sự sinh hóa tàn tiêu của mỗi quả địa cầu thành ba thời kỳ, mỗi thời kỳ có hai sinh loại nổi bật về số lượng theo trình tự: cỏ và cây, thú và người, trời và Phật. Trình tự này có thể nằm gọn trong câu: Cỏ cây được sanh ra rồi tiến hóa thành thú; làm cho tàn lụn vật chất, cái ác để trở nên người, trời, Phật; cuối cùng quả địa cầu tiêu hoại là hết một vòng sinh diệt.
.
Bộ ba khái niệm người, trời, Phật được định nghĩa bằng cách định tính và trong mối liên hệ xã hội, đồng thời được xem là tương ứng với bộ ba khái niệm là: nhơn - trí - tâm. Mở rộng ra thành: nhơn là đối với gia đình, trí là đối với xã hội, và tâm là đối với chúng sinh. Đặc biệt, Phật được miêu tả là ‘...đứng ngừng tắt nghỉ... bậc vĩnh viễn đời đời như hột giống cất mãi.’
.
Tiểu mục 7: Sau khi quả địa cầu tan hoại
Triển khai nguyên lý tiến hóa và nguyên lý trường tồn với các khái niệm như cái thức, cái sống, cái biết, cái ta trong mối quan hệ với khái niệm trường tồn hay ‘cái sống đời đời’. Để minh họa cho những khái niệm trừu tượng, Chơn lý vận dụng hình ảnh thân cây chết, trái, hạt; rồi nêu lên bộ ba khái niệm mới là võ hạt, thịt cơm hạt và ngòi mộng trong mối tương ứng với việc làm, lời nói và cái ý. Cuối tiểu mục, Chơn lý trình bày thêm về hành trạng của người, trời, Phật và lần đầu tiên giới thiệu khái niệm đạo. Đạo ở đây là con đường tiến hóa ‘của cái biết sống’; bắt đầu là cái Không và cuối cùng và quả vị Phật.
.
Tiểu mục 8: Chúng sanh trong võ trụ
Giảng giải khái niệm chúng sinh theo những ý nghĩa khác nhau. Bắt đầu bằng ý nghĩa vật chất rồi đến ý nghĩa tuyệt đối, chỉ có Phật mới thật sự là chúng sinh. Sau đó bàn đến ý nghĩa mở rộng bao trùm mọi thể sống.
.
Tiểu mục 9: Cái ta trong võ trụ
Giảng giải về cội nguồn phát xuất của 4 uẩn đầu trong mối tương ứng với cội nguồn phát xuất của tứ đại, cỏ, cây, sâu, bướm, cầm thú, và loài người. Cái sau dựa trên cái trước mà tiến hóa; ‘dày dò’, ‘hành hạ’ cái trước mà có sống nên ‘chịu ơn’ rất nặng. Dựa trên đó, Chơn lý kết luận bằng một đạo lý sống bao dung, không sát hại, để ‘sống với võ trụ’, để ‘được an vui’.
.
Tiểu mục10: Chơn lý của võ trụ
Có giá trị như là một lời kết. Tiểu mục nhắc lại ý tưởng về bản nguyên và thuyết tiến hóa. Hai nhà sinh vật học nổi bật của phương Tây là Jean-Baptiste Lamack người Pháp và Charles Darwin người Anh vào thế kỷ thứ 19 đã từng phác họa nên bức tranh tiến hóa của các loài sinh thể trên địa cầu, tạo nên một cuộc cách mạng về mặt nhận thức của nhân loại, chấn động hệ tư tưởng thần quyền nền tư tưởng phương Tây. Chúng ta chưa có thể biết được Tôn Sư có tiếp xúc với ý tưởng về thuyết tiến hóa của hai nhà khoa học trên hay không nhưng điều chúng ta có thể biết chắc là Chơn lý đã đề cập đến một dạng tiến hóa chung nhất, bao gồm tất cả từ thế giới vô cơ đến thế giới hữu cơ, từ cái ác đến cái thiện . Trọng tâm dĩ nhiên là dạng tiến hóa từ chúng sinh phàm phu đến quả vị chơn như giải thoát. Điểm lý thú là dạng tiến hóa ở đây mang tính bao trùm không phân cách, không giới hạn: vô cơ và hữu cơ, vật chất và tâm thức, chúng sinh và Phật thánh. Tất cả đều tổng hòa đan quyện với nhau, tạo thành một sơ đồ hay một bức tranh tiến hóa tròn trịa viên mãn.
.
Qua quyển Chơn lý đầu tiên này, điều trọng yếu nhất mà người đọc có thể nhận ra là Chơn lý chỉ mượn khái niệm và hình ảnh của thiên văn, địa lý để giảng giải tông chỉ tiến hóa mà thôi. Dĩ nhiên là Chơn lý không nhằm mục đích cung cấp kiến thức về vũ trụ cho người đọc và người đọc cũng không nên cho rằng Chơn lý dựa trên những quan điểm về vũ trụ và địa cầu như là khung sườn hay nền tảng để xây dựng lập thuyết tiến hóa. Với cách đọc chắt lọc, chúng ta sẽ thấy rằng Chơn lý chỉ vay mượn khái niệm và hình ảnh về vũ trụ, quả đất và con người để trình bày một cách sống động con đường hay hành trình tiến đến quả vị Vô thượng mà thôi.
.
[1] Tất của những từ hay những đoạn đặt trong dấu nháy đều được trích trực tiếp từ quyển Chơn Lý Võ Trụ Quan. Thí dụ: ‘cái không không’.
[2] Dụng từ của Hòa thượng Giác Đức khi bàn về Chơn lý.

Thursday, May 24, 2007

Phap Chu...

Đạo từ của Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Giác Nhiên,
Pháp chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới (nhân dịp Nội san Khất sĩ số ra mắt đầu tiên)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính lạy đức Tôn Sư Minh Đăng Quang
Kính thưa chư tôn đức tăng ni và quý thân hữu, thiện nam tín nữ Phật tử
.
Trước hết tôi có lời tán thán khen ngợi công đức tu hành, công đức gìn giữ hạnh, và công đức hoằng hóa chúng sinh, lợi đạo ích đời của quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và đệ tử Khất sĩ trong và ngoài nước.
.
Tôi thường tâm niệm rằng không riêng bản thân tôi mà tất cả Tăng Ni, thiện nam, tín nữ trong ngôi nhà Khất sĩ đều đang thừa tự sự nghiệp mở đạo và hoằng đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang, đang hết lòng gìn giữ và xiển dương giáo pháp của Tổ Thầy. Tôi đã nổ lực nhiều chục năm ở Việt Nam, nổ lực liên tục nhiều chục năm ở ngoài nước. Giờ đây, tuổi đã cao, sức đã cạn dần, tôi vẫn phát nguyện sẽ tiếp tục nổ lực không dám mệt mõi cho đến khi theo về với Tổ với Phật.
.
Hồi còn hiện tiền Tổ sư thường dạy huynh đệ tôi rằng: “Cái sống là phải sống chung, cái biết là phải học chung, cái linh là phải tu chung”. Tôi tâm tâm niệm niệm lời dạy vàng ngọc đó nên cảm thấy rất vui mừng khi ở quê nhà Tăng Ni Khất Sĩ đã đồng tâp lực sống chung tu học, đoàn kết một lòng với nhau, không còn tình trạng giáo đoàn phân lập mà đã trở thành một giáo đoàn duy nhất là Giáo Đoàn Khất Sĩ, một cảnh giới duy nhất là cảnh giới Khất Sĩ theo tông chỉ mà Tổ sư đã đề ra: NỐI TRUYỀN THÍCH CA CHÁNH PHÁP, ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAM. Một niềm vui nữa là Giáo Đoàn Khất Sĩ ở Việt Nam đã hòa nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, cụ thể hóa tư tưởng sống chung, tu chung và học chung của Tăng Đoàn Khất Sĩ từ thời Phật cho đến ngày nay với một biên độ rộng lớn hơn.
.
Trong dòng thác hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay, tôi khuyên nhủ quý Tăng Ni và Thiện tín Khất Sĩ hãy tiếp tục nghiêm trì giớt Phật, giữ gìn nề nếp đạo hạnh của truyền thống Khất sĩ; hãy tiếp tục cần cầu học hỏi trăm bạn, ngàn thầy, tiếp tục hòa nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; tổng hòa vào ngôi nhà Phật giáo Thế giới, vào mạng mạch chung của Phật Pháp; hết lòng giáo hóa nhơn sinh, báo ơn thầy tổ. Tôi cũng căn dặn hãy tuyệt đối tránh tình trạng hời hợt mô phỏng sao chép theo những hình thức khác, những sắc thái khác một cách thô thiển nông cạn. Mỗi vị hãy tu tập và hành hóa với ý thức rằng một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của người Khất Sĩ trong lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, trong lòng dân tộc Việt Nam, cũng như trên thế giới là đóng góp bản sắc của mình, đóng góp những tinh hoa, những nét đẹp mà Thầy tổ đã có công thiết lập và vun bồi.
.
Tôi tin rằng những người con ưu tú của truyền thống Khất Sĩ và tất cả những người đang kế tục đạo nghiệp của Tổ sư Minh Đăng Quang đều một lòng giữ gìn bản sắc đạo hạnh, phương pháp giáo hóa và những pháp môn hành trì trong sáng thanh tịnh của Tăng Đoàn Khất Sĩ xưa nay. Tôi tin rằng những người Khất sĩ sẽ thực hiện tốt việc tu tập, hoằng hóa và trách nhiệm thừa tự thiêng liêng của mình. Tôi xin chúc lành, chú nguyện cho quý Tăng Ni, thiện nam tín nữ Khất Sĩ tứ đại điều hòa, tu hành tin tấn, viên thành đạo nghiệp.
.
Cuối cùng tôi khen ngợi Ban biên tập Nội san và những vị đã ủng hộ đóng góp bài vở, hình ảnh, tư liệu, công sức, tài vật để Nội san được ra số đầu tiên. Mong rằng quý vị sẽ ủng hộ hơn nữa để Nội san càng lúc càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ và phát huy truyền thống tổ thầy, thấp sáng ngọn đèn Chơn lý, chuyển tải nội dung Phật chất, đẹp đạo ích đời, lợi lạc quần sinh.
.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma ha tát.

Wednesday, May 23, 2007

Tin 01: Ban tôn giáo...

.
Ban Tôn giáo chúc mừng Phật đản.
.
Chiều thứ Tư, ngày 23 tháng 05, 2007, Ban Tôn Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh (BTG) do Ông Huỳnh Ngọc Thành, Trưởng ban; Ông Nguyễn Hồng Phúc, Phó ban; và Ông Lê Hoàng Vân, Trưởng phòng Phật giáo, đến Tịnh Xá Trung Tâm (TXTT), Quận Bình Thạnh, chúc mừng Phật đản và thăm chư tôn đức Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh (BTS). Tiếp đoàn có HT. Thích Giác Toàn, Phó ban ;TT. Thích Giác Thường, Ủy viên; và TT. Thích Minh Thành, Nguyên ủy viên BTS.
Nhân dịp này, BTG đã chuyện trò trao đổi và bày tỏ sự thông cảm về một số sự kiện liên quan với việc xây dựng Pháp viện Minh Đăng Quang, Quận 2 và việc hợp thức hóa cơ sở mới ở Củ Chi.
Qua buổi viếng thăm, mối quan hệ giữa BTG và chư tôn đức TXTT trở nên gắn bó hơn trong tinh thần đẹp đạo ích đời, lợi lạc quần sinh.
.
Bài và ảnh: Như Tân


Saturday, May 5, 2007

Giao Pham...

Thường Trực Giáo Phẩm Hệ Phái (TTGPHP)
.
Sáng ngày Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2007, tại Tịnh Xá Trung Tâm Bình Thạnh đã diễn ra buổi họp mặt của TTGPHP để bàn về Chương trình Sinh hoạt chia sẽ kinh nghiệm trụ trì, sẽ thực hiện trong thời gian đầu mùa an cư PL 2551.
.

Buổi họp mặt có sự chứng dự của:
- HT. Thích Giác Giới
- HT. Thích Giác Toàn
- HT. Thích Giác Hà
- HT. Thích Giác Tuệ
- HT. Thích Giác Tràng
- HT. Thích Giác Thường
- HT. Thích Minh Tuyên
- TT. Thích Giác Pháp
- TT. Thích Minh Hóa
- TT. Thích Giác Nhân
- TT. Thích Minh Thành
.
Mở đầu HT. Thích Giác Giới nêu lên lý do của buổi họp mặt. Kế tiếp TT. Giác Pháp trình bày 4 đề tài cho đợt sinh hoạt gồm:
.
1. Giáo lý Khất sĩ và tín ngưỡng
2. Giáo lý Khất sĩ và phương tiện
3. Giáo lý Khất sĩ và sự hội nhập
4. Giáo lý Khất sĩ và sự phát triển

.
Sau khi TTGPHP biểu quyết, TT. Giác Pháp đề nghị phương án làm việc như sau: Vị thuyết trình chỉ trình bày đề tài trong vòng 30 phút, sau đó các vị trụ trì sẽ tham gia thảo luận, góp ý. Buổi chiều 30 phút đầu tiếp tục thảo luận, thời gian còn lại vị thuyết trình sẽ đúc kết những ý kiến đóng góp. HT.Giác Toàn đề nghị các vị phụ trách phải nghiên cứu và trình bày đầy đủ về đề tài , sau đó các vị trụ trì chỉ góp ý bổ sung thôi. Bốn vị được phân công đảm trách 4 đề tài là:.
- HT Giác Giới: Đạo Phật Khất sĩ, truyền thống và tín ngưỡng.
- TT Giác Thường: Giáo Lý Khất sĩ và phương tiện.
- HT Giác Toàn: Vai trò của vị trụ trì trong thời hội nhập.
- TT Giác Pháp: Giáo lý Khất sĩ và sự phát triển.


Bài, ảnh: Như Tân